Tại huyện Lạc Sơn, bằng việc dành khoản ngân sách hơn 2 tỷ đồng đầu tư xây dựng mô hình Một cửa điện tử, Lạc Sơn đã trở thành huyện đầu tiên của tỉnh được trang bị hệ thống tra cứu thông tin thủ tục hành chính đa điểm, tích hợp quét kiểm tra thông tin thủ tục hành chính; hệ thống camera giám sát; phần mềm đánh giá cán bộ, công chức, đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công; máy tính, máy scan được kết nối đồng bộ trong hệ thống dùng chung thống nhất từ huyện đến xã, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện thời gian qua.
Bên cạnh đó, UBND huyện Lạc Sơn đã chỉ đạo triển khai phần mềm "Phòng họp không giấy" tại các phòng, ban, thành viên UBND huyện… Theo đó, toàn bộ quy trình của phòng họp không giấy được thực hiện thông qua hệ thống văn bản điện tử. Vì vậy, trước mỗi cuộc họp, nội dung chương trình và tài liệu được chuẩn bị, xem xét, phê duyệt và cập nhật lên hệ thống để các thành viên tham dự họp nghiên cứu trước. Người họp nhận tài liệu (bản file) thông qua các thiết bị thông minh như máy tính, iPad, smartphone..., thay vì sử dụng nhiều văn bản cồng kềnh như trước đây.
Một trong những ứng dụng được UBND huyện Lạc Sơn đưa vào sử dụng là thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử với hình thức chấm công bằng vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt. Mỗi người phải thực hiện điểm danh 2 lần/buổi, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần vào đầu giờ và hết giờ làm việc.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin, Phó trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Lạc Thuỷ cho biết, hiện nay, 100% xã, thị trấn trong toàn huyện đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử phục vụ nhân dân.
Để chuyển đổi số thành công, làm thay đổi nhận thức, phương thức tiếp cận từ giao dịch hành chính trực tiếp, truyền thống như trước sang phương thức giao dịch hành chính mới trên môi trường điện tử, trực tuyến, huyện đã chỉ đạo thành lập 113 tổ công nghệ số cộng đồng, gồm 1 tổ cấp huyện và 112 tổ cấp xã.
Các tổ có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các giao dịch hành chính trên môi trường điện tử khi có nhu cầu. Nhờ vậy, bước đầu mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là trong việc chuyển đổi tư duy tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân.
Cùng với việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, huyện Lạc Sơn cũng tập trung nguồn lực đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin cơ bản đáp ứng nhu cầu ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị.
100% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã được trang bị máy tính. 100% máy tính được kết nối, sử dụng mạng nội bộ (LAN) và Internet trong giải quyết công việc. 100% cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, UBND xã, thị trấn sử dụng chữ ký số.
Phòng họp trực tuyến từ cấp huyện, cấp xã được đầu tư đủ điều kiện phục vụ các cuộc họp trực tuyến với UBND tỉnh và Trung ương. 10/10 xã, thị trấn có trang thông tin điện tử tổng hợp. 100% xã, thị trấn được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. Hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh, huyện được đầu tư, đưa vào triển khai thực hiện mang lại nhiều hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Nhiều đơn vị khác trong tỉnh Hòa Bình như huyện Kim Bôi, huyện Mai Châu, TP Hòa Bình… đã và đang triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính.
Tại huyện Lương Sơn, Cổng thông tin điện tử cấp huyện đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, huyện cũng áp dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành, họp trực tuyến cấp huyện, cấp xã. Chương trình "Phòng họp không giấy" được triển khai ở tất các đơn vị. Hệ thống thư điện tử được triển khai thay thế việc sử dụng văn bản giấy truyền thống.
Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2021 - 2026) xác định, cải cách hành chính là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược của tỉnh, hướng đến xây dựng hệ thống chính trị minh bạch, năng động, luôn đồng hành với người dân và doanh nghiệp. Tỉnh ủy đề ra mục tiêu phấn đấu mỗi năm cải thiện tối thiểu 3 bậc để lọt vào Top 30 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, tỉnh chỉ đạo rà soát, ban hành Bộ chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã. Tổ chức điều tra xác định chỉ số cải cách hành chính và mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, đáp ứng sự mong đợi và hài lòng từ người dân.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh và Bộ phận Một cửa cấp huyện. Từ đó, giúp các tổ chức, cá nhân có môi trường thân thiện, thuận lợi nhất, tiết kiệm chi phí tối đa nhất khi thực hiện giải quyết cải cách hành chính tại các cơ quan nhà nước.
Để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình cũng đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đơn giản hóa cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức. Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao chất lượng bộ máy dịch vụ công. Nâng cao chất lượng phục vụ của cơ chế một cửa, một cửa liên thông; chú trọng rà soát, đơn giản hóa thành phần hồ sơ, cắt giảm 30% thời gian giải quyết các cải cách hành chính…
Từ năm 2016 - 2022, Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Hòa Bình luôn tăng về điểm số và năm sau luôn cao hơn năm trước. Đến năm 2022, tỉnh Hòa Bình được xếp ở vị trí cao nhất, đạt 86,30%, tăng 2 bậc so với năm 2021.
Theo phân tích chi tiết Chỉ số cải cách hành chính, công tác chỉ đạo, điều hành đạt 89,23%, tăng 1,33% so với năm 2021. Đối với cải cách thủ tục hành chính, đạt 94,08%. Các cơ quan chức năng thực hiện công khai, cập nhật thủ tục hành chính trên các trang thông tin điện tử, trên Cổng dịch vụ công của tỉnh. Cải cách tổ chức bộ máy, đạt 92,45%; tăng 15,84% so với năm 2021. Cải cách chế độ công đánh giá một số tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội đạt 82,46%, tăng 15,86%…
Trên cơ sở kết quả đạt được và duy trì, cải thiện Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 cũng như các năm tiếp theo, tỉnh Hoà Bình tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác cải cách hành chính.
Trong đó, tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, trọng tâm là cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tăng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, trung tâm để phục vụ.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng để kịp thời hướng dẫn, phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số, thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến.
Đồng thời tiếp tục tuyên truyền, đề xuất, tham mưu các sáng kiến, mô hình, giải pháp có tính mới, tính hiệu quả nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính để cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công cho người dân, tổ chức….
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Hoà Bình đẩy mạnh chuyển đổi số trong cải cách hành chínhNăm 2010, vợ chồng tôi kết hôn. Sau khi cưới, chúng tôi thuê một căn nhà để ở với giá 1,5 triệu/tháng. Chồng tôi trước đó là giáo viên cấp 2 dạy hợp đồng, nhưng đã nghỉ dạy năm vào 2009.
Trước khi cưới, chồng tôi có một căn nhà cấp 4 nhưng do tranh chấp về lối đi và cách xa nơi tôi làm việc nên chúng tôi quyết định bán đi. Tuy nhiên, rao bán gần một năm không ai mua bởi nhà mới xây, chưa có hệ thống điện, nước, nội thất…
![]() |
Ảnh minh họa |
Chúng tôi đành gom hết số tiền mừng cưới và tiền dành dụm được để giải quyết tranh chấp cũng như hoàn thiện nhà. Lúc này, tôi đang mang thai con đầu lòng. Thu nhập của tôi khoảng 6,5 triệu đồng/tháng.
Hàng tháng tôi định lượng số tiền như sau: tiền ăn uống, hoa quả 3,5 triệu; tiền điện, nước, gas, điện thoại, xăng xe 800 ngàn; tiền khám, xét nghiệm, thuốc bổ, sữa bầu 1 triệu. Như vậy, mỗi tháng tôi cũng chỉ tiết kiệm được 1 triệu. Số tiền này tôi dùng cho việc mua sắm đồ cho bé và sinh nở.
Sau khi sinh, tôi về quê ở nhà mẹ chồng và nhận sự tài trợ từ mẹ đẻ, mỗi tháng khoảng 2 triệu. Chồng tôi lúc này lại đi dạy hợp đồng và có thu nhập khoảng 5 triệu/tháng, mỗi tháng anh gửi cho tôi 1 triệu để mua sữa, bỉm cho con. Nhưng sau đó 6 tháng, chồng tôi lại nghỉ làm.
Lương của tôi thời điểm này có tăng chút ít và cùng lúc phải chi tiêu cho bốn người gồm: mẹ chồng tôi, vợ chồng tôi và con tôi. Tôi không có bất kỳ khoản tiền tiết kiệm nào, nói chung là làm chỉ đủ ăn.
Một năm sau, tôi có bầu bé thứ hai. Mọi khoản chi tiêu bắt buộc phải co lại. Ví dụ như tôi giảm số lần khám thai, hạn chế uống sữa bầu...Khi con thứ hai của tôi được 1 tuổi, tôi cho cháu lớn đi nhà trẻ, mẹ chồng tôi về quê và chồng tôi ở nhà trông con.
Lương của tôi hiện tại khoảng 7 triệu đồng/tháng, tạm thời thì tôi thấy mình vẫn có khả năng xoay sở trong số tiền ấy để chi tiêu, chưa phải đi vay. Nhưng nhiều lúc tôi thầm nghĩ, nếu chồng tôi cứ không đi làm, các con tôi sẽ lớn lên, chi phí sẽ nhiều hơn thì không biết tôi có còn đủ khả năng để xoay sở nữa hay không?
Đó là chưa kể việc chúng tôi cần có căn nhà rộng hơn để các con sau này có chỗ riêng tư khi chúng lớn.
Ghi theo lời kể của chị Hường (Thanh Trì, Hà Nội)
![]() |
Nhưng sau Tết Nguyên đán, cơn sốt Santa Fe 2019 có vẻ như đã hạ nhiệt khi khách hàng chỉ phải chi thêm khoảng 50-80 triệu đồng (tùy đại lý) để có thể nhận được xe. Như vậy, giá bán chênh lệch hiện nay đã giảm hơn một nửa so với thời điểm trước Tết.
Tình trạng đại lý bán Hyundai Santa Fe 2019 theo kiểu “bia kèm lạc” vẫn còn nhưng chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Nhiều đại lý tại các tỉnh ngoài vẫn bán bằng giá niêm yết của hãng.
Giá xe Santa Fe 2019 hiện dao động từ 995 triệu đến 1,245 tỷ đồng. Ngoài khoản chênh 50-80 triệu đồng, các đại lý còn chào thêm khách các gói phụ kiện nhưng không bắt buộc.
Honda CR-V
Honda CR-V là một trong những mẫu xe đầu tiên hưởng thuế nhập khẩu 0%, "vượt" Nghị định 116 về Việt Nam. Do nguồn cung ít, cộng với nhu cầu cao khiến giá bán của mẫu xe này có thời điểm chênh 100 triệu đồng.
Sau đó, "lạc" giảm dần xuống 50-70 triệu đồng. Đến tháng 1/2019, sức mua giảm, cộng với áp lực bán hết xe trước Tết, nhiều đại lý sẵn sàng bán Honda CR-V đúng với giá đề xuất của hãng.
![]() |
Nhưng Honda CR-V vẫn còn tồn kho tại đại lý, có nơi sẵn tới cả chục chiếc xe để giao ngay. Xe tồn không phải do ế. Theo một số nhân viên tư vấn bán hàng, số người mua xe CR-V đầu năm vẫn rất đông nhưng do đại lý ôm quá nhiều xe nên bán không hết.
Tuy vậy, Honda CR-V vẫn là một mẫu xe 'hot' trong phân khúc crossover hạng C. Xe hiện là đối thủ xứng tầm nhất của Mazda CX-5. Honda CR-V tại Việt Nam có 3 phiên bản, gồm E, G và L, giá bán lần lượt là 983 triệu đồng, 1,023 tỷ đồng và 1,093 tỷ đồng.
Toyota Fortuner
Toyota Fortuner thường xuyên nằm trong nhóm những mẫu xe nhập khẩu hút khách nhất trên thị trường Việt Nam. Do nguồn cung còn hạn chế nên mẫu xe này luôn trong tình trạng khan hàng.
![]() |
Vì vậy, việc đội giá kèm phụ kiện đối với mẫu SUV nhập khẩu của Toyota không còn là điều bất ngờ. Thời điểm trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, một số đại lý thông báo mức giá phụ kiện đi kèm vài chục triệu đồng, có nơi đòi hơn 100 triệu để có xe giao Tết.
Hiện nay, Toyota Fortuner vẫn duy trì sức hút và gói phụ kiện với giá tiền cao đối với người mua xe muốn nhận luôn. Nhưng gói này đã giảm đáng kể. Một đại lý Toyota tại Hà Nội báo bản Fortuner 2.8V được bán đúng giá, còn bản máy dầu AT cộng thêm 30 triệu đồng tiền phụ kiện.
Còn tại một số đại lý phía Nam, Toyota Fortuner cũng bắt đầu được bán đúng giá niêm yết. Thậm chí, khách mua Toyota Fortuner phiên bản máy dầu, số sàn được sản xuất từ năm 2018 có thể được nhận mức ưu đãi 10 triệu đồng. Nhân viên bán hàng của đại lý Toyota Cần Thơ cho hay, mẫu xe này không còn "bia kèm lạc" nữa.
Ford Explorer
Ford Explorer là mẫu xe gắn liền với cụm từ "bia kèm lạc" tại Việt Nam. Thậm chí thời điểm lô hàng mới về nước hồi tháng 9/2018, giá "bia kèm lạc" lên tới hơn 200 triệu đồng. Sau đó, giá gói phụ kiện tiếp tục lên mức đỉnh điểm 270-300 triệu đồng. Gói phụ kiện của Explorer gồm bảo hiểm vật chất và dán kính.
![]() |
Tuy nhiên, mẫu SUV có giá "bia kèm lạc" cao nhất tại Việt Nam đã giảm nhiệt vào những ngày cuối cùng của năm 2018 âm lịch. Ford Explorer được một số nhân viên tư vấn bán hàng giao bán với giá "lạc" ưu đãi, thậm chí là "không lạc" cho những người mua xe vào những ngày cận kề Tết Nguyên đán. Cụ thể, giá "bia kèm lạc" trong ngày cận kề Tết Nguyên đán dao động trong khoảng 40-80 triệu đồng.
Đến nay, gói phụ kiện này đã xuống dưới con số 50 triệu đồng, tùy nơi. Có đại lý bán với đúng giá niêm yết, áp dụng với màu không "hot".
Ford Explorer 2018 có giá niêm yết 2,193 tỷ đồng. Tại Việt Nam, Ford Explorer là đối thủ đáng gờm với Toyota Land Cruiser Prado.
Ford Ranger Raptor
Mẫu bán tải hiệu suất cao Ford Ranger Raptor ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối tháng 10/2018. Giá bán niêm yết của mẫu xe này là 1,198 tỷ đồng. Song, ngoài giá niêm yết, phí ra biển, khách hàng còn phải trả thêm gói phụ kiện với giá từ 150-200 triệu mới có thể nhận xe sớm.
![]() |
Tình trạng loạn giá Ranger Raptor xuất phát từ việc mỗi đại lý áp dụng một chính sách bán hàng khác nhau. Giống nhiều mẫu xe nhập khác, Ford Ranger Raptor cũng được bán theo dạng "bia kèm lạc".
Tuy nhiên, giá Ford Ranger Raptor hiện tại đã giảm khoản tiền chênh đó. Gói phụ kiện này hiện có giá 50 triệu đồng, gồm bảo hiểm vật chất, dán kính hay một vài món đồ nhỏ khác.
Thậm chí, có xe còn được bán đúng giá, phụ thuộc màu sắc và nguồn hàng của đại lý.
Anh Tuấn (Tổng hợp)
Chiếc Porsche 911 GT2 RS thứ 3 ở Việt Nam có giá đắt nhất là 22 tỷ đồng đã về tay ông Lê Thanh Hiếu, CEO một công ty chuyên đồ nhập Mỹ. Chiếc xe này cao cấp hơn chiếc thuộc sở hữu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
" alt=""/>Sau Tết, loạt xe 'hot' bỏ 'bia kèm lạc', bán đúng giá đề xuất